Saturday, March 23, 2019

Tại sao trái đất và các hành tinh có dạng khối cầu?

Trước hết, ai cũng biết là các phân tử, nguyên tử có xu hướng dính lại với nhau, hình thành nên các tinh thể và đại phân tử. Vậy mình sẽ giải thích từ đó.

Nếu bạn có 2 trái bóng bàn, muốn để nó gần nhau nhất thì nó phải dính với nhau, 3 trái thì phải thành hình tam giác, 4 trái thì thành hình tam diện. Và khi nhiều trái hơn thì chúng nó càng gần đến trạng thái hình khối cầu nhất. Vì khi đó tổng khoảng cách giữa chúng là ngắn nhất. Như bạn cũng có thể biết, khi khoảng cách ngắn nhất thì lực hấp dẫn và lực điện từ giữa chúng cũng là cao nhất.

Và vì trái đất là tập hợp của những phân tử nhỏ, lại có lực hấp dẫn và điện từ kéo lại với nhau, nên các phân tử này sẽ tập hợp lại thành hình cầu, vì như vậy là khoảng cách tối ưu nhất, lực hấp dẫn giữa chúng cũng cao nhất.

Tuy nhiên, đôi lúc các phân tử không dễ di chuyển để đạt trạng thái tròn nhất, nguyên nhân là vì lực hút giữa các phân tử gần nhau quá lớn, làm chúng dính chặt vào nhau, hình thành nên các tinh thể và đại phân tử.

Do đó, có thể hiểu là: nếu lực hút giữa những phân tử gần nhau mà quá lớn so với các phân tử cách xa hơn, khi đó chúng nó có xu hướng dồn cục lại, hơn là phân tán đều ra. Ví dụ như cục đá thì dính rất chặt nhau, và không dễ gì bị các phân tử nước làm tách ra cho đều. Vấn đề này nghiên cứu sâu rất phức tạp, tạm không bàn tiếp ở đây.

Nhưng vì vậy mà ta có thể thấy là không khí và nước sẽ có xu hướng tròn trịa nhất. Do đó, khi nhìn trái đất chúng ta sẽ thấy nó gần như hình cầu.

Và vì các chất rắn không dễ gì phân tán đều, nên nếu bỏ lớp không khí và nước đi thì trái đất không được tròn trịa lắm, sẽ có điểm rất cao như dãy Himalayas, Alps, Andes,... nhưng cũng có điểm rất sâu như ở lòng đại dương. Mặc dù nhìn từ xa nó cũng có vẻ có hình cầu, do còn lớp mắc ma bên dưới vỏ trái đất, lớp này lại là chất lỏng nên dễ biến thành hình cầu.

Tóm lại, nguyên nhân là:


  • Do lực hút (hấp dẫn hoặc điện từ) giữa các phân tử.
  • Lực hút này không đều, quá mạnh giữa chất rắn, và yếu hơn ở lỏng và khí.
  • Trái Đất có dạng khối cầu do lớp không khí và nước.
  • Nếu bỏ khí và nước đi thì bề mặt hơi sần sùi do chất rắn.
  • Tuy hơi sần sùi nhưng vẫn gần với hình cầu do lớp mắc ma lỏng bên dưới.

No comments:

Post a Comment