Thứ nhất, tôi cho rằng người hỏi hơi nhập nhằng giữa việc "điều hành" và "bầu cử".
Việc điều hành của một chính phủ bất kỳ là công việc của một nhóm nhỏ người. Trong khi việc bầu cử là việc rộng khắp. Và trong khi giới chính trị gia nói rằng "bầu cử là hình thức quyết định điều hành của chính quyền", thực tế diễn ra lại chỉ là "bầu cử là hình thức quyết định bên nào được chọn điều hành".
Tức là, người dân (dù là dân đen và ngu muội đi nữa), thì việc đóng góp vào xây dựng đất nước thông qua lá phiếu của họ chỉ đơn giản là: Có 2 bên (hoặc nhiều bên) và họ cần phải chọn một. Bên nào được chọn nhiều nhất thì bên đó được quyền điều hành, và đưa ra các quyết định của mình.
Đây chính là hình thức dân chủ theo phổ thông đầu phiếu.
Và việc đất nước được điều hành như thế nào phụ thuộc vào các bên tham gia tranh cử, nếu các bên đó là người tốt, có trình độ cao, chọn giải pháp tuyệt vời, linh động trong các diễn biến tương lai,... thì đất nước đó được điều hành tốt.
Bạn có thể vin cớ rằng: Nếu người dân ngu nên chọn bên không tốt. Thì thực ra trong đó có tới 2 vấn đề:
- Một là đất nước không được vận hành bởi tầng lớp tinh anh, mà vẫn còn bị len vào đó giới chính trị gia không tốt.
- Hai là người dân ngu quá mức nên mới không chọn nhóm tốt mà chọn nhóm không tốt.
Khi nhìn vấn đề như vậy, không thể không thấy rằng: Một quốc gia kém phát triển hay đang phát triển hay đã phát triển đều như nhau cả, quan trọng là tầng lớp có học thức được quyền lãnh đạo hay không, và người dân có biết chọn người học thức làm lãnh đạo hay không? Nếu cả 2 điều trên mà KHÔNG, thì đất nước sẽ dễ bị tàn phá, còn nếu chỉ 1 trong 2 thì chưa chắc.
Đó chính là nguyên tắc của dân chủ phương Tây, vốn được nghiên cứu qua rất nhiều thế hệ triết gia.
Thứ hai, cách thức vận hành của các chính quyền dân chủ thật sự thì không chỉ có "lá phiếu bầu cử".
Điểm mấu chốt của nó là "tam quyền phân lập" và "quyền lực thứ tư".
Bỏ qua 2 yếu tố này là hiểu sai về hệ thống dân chủ.
Tam quyền phân lập trao quyền lực rất lớn và trực tiếp cho hành pháp, để người lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh và triển khai ngay lập tức. Tuy nhiên, lại đặt một yêu cầu kiểm soát từ lập pháp, khi họ có thể chất vấn và thậm chí là huỷ bỏ bất cứ một mệnh lệnh nào của người lãnh đạo hành pháp. Việc này sẽ giúp cho trường hợp người lãnh đạo không đủ khả năng, hoặc phán đoán sai, hoặc đưa ra quyết định cá nhân hay cục bộ và phe nhóm,... bị phát hiện và ngăn chặn bởi bên lập pháp, vốn có rất rất nhiều đại biểu (cũng là người có học thức và hiểu biết).
Tam quyền phân lập còn dựng lên một nhánh tư pháp độc lập và có quyền lực tối thượng, nhưng thứ quyền lực này lại không thể gây ảnh hưởng trực tiếp, và vì thế nó bị giới hạn ảnh hưởng khi tư pháp quyết định sai ảnh hưởng đến đất nước.
Như vậy, tam quyền phân lập tạo ra thế chân vạc giữa 3 bên:
- Hành pháp có một người (hoặc một đảng) có thể ra mọi quyết định, và áp dụng ngay lập tức đến đất nước.
- Lập pháp có thể ngăn chặn mọi quyết định của hành pháp, nhưng phải thông qua cơ chế bỏ phiếu và tranh luận công khai.
- Tư pháp lại có quyền tối thượng, huỷ bỏ mọi quyết định của hành pháp, nhưng phải thực hiện đằng sau một lô các thủ tục pháp lý và tranh biện rất nhiều.
Điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là: Trong khi lập pháp được hình thành từ lá phiếu của người dân, thì tư pháp lại được hình thành từ tầng lớp tinh anh có hiểu biết sâu rộng. Chính xác hơn thì tư pháp xuất hiện KHÔNG PHẢI TRỰC TIẾP của người dân. Và vì thế nên không có chuyện "dân ngu" thì chọn ra tư pháp cũng ngu theo. Vấn đề chỉ là nếu cả nước không có người trí thức đủ để làm tư pháp thì mới có vấn đề.
Việc hình thành nhánh hành pháp thì mỗi nước lại có một lựa chọn riêng, Mỹ thì người dân tự bầu tổng thống độc lập với lập pháp, Úc thì phe đa số ở lập pháp sẽ chỉ định thủ tướng, ở Pháp thì người ta bầu tổng thống nhưng thủ tướng sẽ được chỉ định,... Có thể xem là tuỳ mỗi nước mà hình thức là pha trộn giữa "bầu tự do" hay "chọn trong giới tinh anh".
No comments:
Post a Comment