Monday, April 15, 2019

Có nên chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ cấp?


Đôi dòng ngoài lề: Mình không thích việc dùng chữ "ngôn ngữ thứ hai" trong hoàn cảnh này, vì nó như là sự phân biệt với các dân tộc thiểu số vốn sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai rồi. Chúng ta nên dùng từ "ngôn ngữ thứ cấp" hoặc "ngôn ngữ hành chính" (2 ý nghĩa khác nhau, xài từ nào tuỳ hoàn cảnh) sẽ tốt hơn.

Xu hướng hội nhập toàn cầu, dùng tiếng Anh là gần như chắc chắn, nhưng ở đây có 2 phần cần xét đến:

1. Là với người Việt.

2. Là với người nước ngoài đến VN.

Nói trường hợp người nước ngoài thì sẽ thấy họ dễ dàng như thế nào nếu xung quanh mọi người đều biết nói tiếng Anh. Đặc biệt nhất là các cơ quan trong chính quyền, và các biển báo/thông báo. Họ sẽ nắm bắt được lối sống nhanh hơn, và sẽ thu hút du lịch hơn rất nhiều.

Đặt ngược câu hỏi, liệu không cần đưa tiếng Anh làm "ngôn ngữ thứ cấp" mà chỉ đưa vào "ngôn ngữ hành chính" thì đã đủ? Tôi nghĩ là thế đã đủ rồi... Chỉ cần các biển báo trên đường, hoặc thông báo ở trên bus, bệnh viện, bưu điện,... bằng tiếng Anh là quá đủ để người ta tiếp cận thông tin. Việc có thêm nhiều người nói tiếng Anh cũng không hẳn giúp được, vì muốn nghe và hiểu thì phải nghe được accent, mình nói accent khác thì họ cũng không nghe rõ được. Tuy có lợi khi nghe nói, nhưng không hẳn là nhiều. Và việc triển khai làm "ngôn ngữ hành chính" thì không cần bộ giáo dục lên tiếng, chỉ cần Chính phủ đứng ra làm mà thôi.

Trường hợp với người Việt thì chuyện này rất tốt. Việc ép buộc như thế sẽ khiến người ta có tinh thần học tiếng Anh cao thêm, dễ hội nhập hơn, và dễ tìm kiếm các cơ hội đi du học. Ngược lại, cũng sẽ dễ dàng khi mời giảng viên nước ngoài về dạy.

Nhưng hiện nay thì có một số vấn đề cần giải quyết trước:
  • Trình độ giáo viên dạy tiếng Anh ở VN rất yếu. Thậm chí họ còn nói không đúng phát âm, chưa hiểu bản chất của các luyến âm trong tiếng Anh. 
  • Học sinh học khá hời hợt, mà không hề chủ động giao tiếp. Tôi không hiểu tại sao người ta lại hay cười khi nghe người ta nói tiếng Anh, và cười to nếu người ta nói không đúng. Thái độ như vậy sẽ khiến người ta chùn bước trong việc học tập. Cái quan trọng không phải là cái sai, quan trọng là phải có môi trường luyện tập liên tục. 
  • Người dân ít chịu chi cho việc học tiếng Anh. Cần phải hiểu rằng học một ngôn ngữ là cực kỳ khó so với việc học toán-lý-hoá-sử-địa bằng tiếng Việt, phạm trù của 2 quá trình học này là hoàn toàn khác nhau. Không thể cứ coi tiếng Anh là một môn như hiện tại được, nó cần được xem là một quá trình với nhiều phương pháp tổng hợp với nhau. Và do đó, chi phí để học thêm là cực kỳ cần thiết, dù cho có tốn kém. Với môn toán, bạn chỉ cần đến lớp với 1 người thầy dạy là đủ. Nhưng với môn tiếng Anh, để tốt nhất thì bạn cần phải có 3-5 giáo viên dạy luân phiên nhau bằng các phương pháp khác nhau mới tốt. 
Nếu không giải quyết 3 vấn đề trên, thì việc đưa tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ cấp chỉ là chuyện đùa. Và chúng ta sẽ không có lớp trẻ biết English, mà chỉ bồi bổ một bộ môn mới là Vietlish, giống như Singapore có Singlish vậy (nhưng không chắc là hàm lượng tiếng Việt trong câu có nhiều hơn tiếng Anh không nữa).

No comments:

Post a Comment