El-Nino là một giai đoạn trong Dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation), bao gồm El Niño, La Niña và Neutral (trung tính).
Nguyên nhân sâu xa của nó là do chuyển động dưới đại dương, xuất phát từ dòng biển lạnh Humboldt đi từ biển Nam về phía bắc, dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mỹ. Đến gần xích đạo thì dòng biển này lại nổi lên gần Peru, đến bề mặt biển thì do ảnh hưởng của gió mậu dịch xích đạo, hình thành một dòng biển bề mặt đi về phía Tây của Thái Bình Dương. Nước lạnh từ dưới nổi lên, bị cuốn theo dòng về phía Tây, lại chịu ảnh hưởng của mặt trời khiến nó nóng dần lên. Người ta đo thì biển phía Tây Thái Bình Dương nóng hơn phía Đông Thái Bình Dương tầm 10ºC.
El Niño là chu kỳ nóng lên của nó, nguyên nhân nằm ở chỗ lượng nước từ dưới lên không đủ mạnh, và mặt trời hun nóng bề mặt nhiều, khiến cho nó bị nóng hơn bình thường. Nước biển bốc hơi nhiều hơn, tạo ra áp suất lớn. Tuy nhiên, vì gió mậu dịch xích đạo thổi về phía Tây, nên các nước Nam Mỹ (nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương) không nhận được mưa. Áp suất cao mà lại không có mưa thì nóng và khó chịu khủng khiếp.
Ở chiều ngược lại, dòng biển đi về phía Tây tiếp tục nóng hơn, bốc hơi nhiều hơn, lại kết hợp với gió mậu dịch xích đạo, gây bão ở Tây Thái Bình Dương. Khu vực chịu bão này đi từ Nhật Bản xuống đến Indonesia và Bắc Úc. Chính vì vậy VN thường chịu nhiều cơn bão trong thời gian này, và không riêng gì VN, các nước Đông Nam Á cũng như vậy.
Tất nhiên, dòng biển này tiếp tục di chuyển để đi vào Ấn Độ Dương trước khi tiếp xúc Đông Phi. Khu vực đó cũng có ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm.
La Niña là hiện tượng ngược lại, khi nước biển lạnh bên dưới nổi lên quá nhiều, mặt trời không làm nóng nổi, khiến mặt biển lạnh hơn bình thường. Việc này khiến không khí vùng Nam Mỹ, Đông Thái Bình Dương và lân cận lạnh hơn, gây nên lũ lụt ở nhiều nơi, và băng tuyết kéo dài.
Dòng biển lạnh trên bề mặt tiếp tục mang hơi lạnh đến các vùng xa hơn phía Tây Thái Bình Dương, kéo theo mùa đông đến các vùng đó.
Về cơ bản thì hiện tượng này ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu (vì đầu tiên là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là hết 2/3 diện tích thế giới rồi), lại kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết thất thường khác. Nên nó được theo dõi rất triệt để bởi tất cả các quốc gia trên thế giới.
No comments:
Post a Comment